1. LÃNH ĐẠO VÀ NGHỊ VIÊN:       

 

Chúa Nhật 5/11, ĐTC dâng Thánh Lễ và giảng lễ tại Quảng Trường Thánh Phêrô. Tối Thứ Bảy, 4/11, Ngài đã ban huấn từ cho thành phần này khi họ triều kiến Ngài tại Đại Sảnh Đường Phaolô VI.

(xin xem đầy đủ bài huấn từ trang 287)

 

 

H

ỡi Yến Duyên, hãy nghe đây!’ (Dt 6:3, 4). Lời của Thiên Chúa, một cách trang trọng song dịu dàng, vừa mới kêu gọi chúng ta ‘hãy lắng nghe’. Hãy lắng nghe ‘hôm nay đây’, ‘lúc này đây’, và lắng nghe không phải như là những cá nhân hay riêng tư một mình mà là cùng với nhau: ‘Hỡi Yến Duyên, hãy nghe đây!’” (đoạn 1.1).

 

“Lời hiệu triệu này sáng hôm nay đặc biệt ngỏ cùng quí vị, những nhà lãnh đạo chính quyền, các phần tử nghị viện, các chính trị gia và các quản trị viên, những người đến Rôma để cử hành Cuộc Mừng Kỷ Niệm của mình. Tôi thân ái chào mừng tất cả quí vị, đặc biệt là Các Vị Quốc Trưởng có mặt với chúng ta nơi đây” (đoạn 1.2).

 

“Mối liên hệ của con người đối với Thiên Chúa không phải là một mối liên hệ sợ hãi, một mối liên hệ tôi đòi hay áp đặt; trái lại, nó là một mối liên hệ của một lòng tin tưởng thâm trầm, phát xuất từ việc tự chọn được tình yêu tác động. Tình yêu mà Thiên Chúa mong muốn nơi dân của Ngài đó là việc họ đáp lại tình yêu trung thành và ân cần được Ngài khởi sự bộc tỏ cho thấy trong tất cả mọi giai đoạn của lịch sử cứu độ” (đoạn 2.1).

 

“Chính vì lý do này mà các Giới Răn, trước khi thành những khoản luật và thành một qui chế pháp lý, đã được dân Chúa cho đó là một biến cố của ân sủng, là một dấu hiệu của việc họ được đặc ân thuộc về Chúa” (đoạn 2.3).

 

“Dân Chúa biết rằng Bản Thập Giới buộc phải tuân giữ, nhưng họ cũng biết rằng nó còn là điều kiện sống nữa: ‘Này đây, Chúa phán, Ta đặt trước các người sự sống và sự chết, sự thiện và sự dữ; và Ta truyền cho các người hãy tuân giữ các giới lệnh của Ta để các người được sống’ (x Dt 30:15). Ban bố Luật Lệ của mình, Thiên Chúa không có ý ép buộc ý muốn của con người, mà là để giải thoát nó khỏi những gì có thể làm nhạt nhòa đi phẩm giá chuyên chính của nó cũng như việc hoàn toàn hiện thực của nó” (đoạn 2.3).

 

“Tôn vị nam nữ, những nhà lãnh đạo chính quyền, các phần tử nghị viện và các chính trị gia: Tôi đang chia sẻ về ý nghĩa và giá trị của Lề Luật thần linh, vì đây là chủ đề rất liên quan đến quí vị. Không phải hay sao, công việc hằng ngày của quí vị là ở chỗ đặt ra những khoản luật công bình và tìm cách làm cho chúng được chấp nhận cùng thi hành? Trong việc thực hiện điều ấy, quí vị thâm tín rằng quí vị đang mang lại cho con người, cho xã hội và cho chính tự do một việc phục vụ quan thiết. Thực sự là như thế. Lề luật của con người, quả thật, nếu chính đáng, thì không bao giờ nghịch lại, mà là phục vụ tự do. Điều này đã là nhận định của một nhà khôn ngoan cổ thời, vị nói rằng: ‘Legum servi sumus, ut liberi esse possimus’ – ‘Chúng tôi là tôi tớ cho lề luật, để chúng tôi được sống tự do’ (Cicero, De Legibus, II: 13)” (đoạn 3.1).

 

“Tự do mà Cicero nói tới đây, tuy nhiên, chỉ được tìm thấy chính yếu nơi cấp độ liên hệ bề ngoài giữa dân chúng với nhau mà thôi. Bởi thế, thứ tự do ấy có thể bị giảm xuống tới mức độ cân bằng xứng hợp giữa các lợi lộc tương đương với nhau, thậm chí giữa cả những lợi ích vị kỷ tương khắc với nhau nữa. Thế nhưng, tự do như lời Chúa nói đến là một thứ tự do được bắt nguồn từ cõi lòng của con người, một cõi lòng được Thiên Chúa giải thoát khỏi tính vị kỷ và hướng nó về một tình yêu xả kỷ” (đoạn 3.2).

 

“Bản thân liêm chính của một nhà chính trị cũng cần phải được diễn đạt nơi cả quan niệm đúng đắn về sinh hoạt xã hội và chính trị mà những người nam nữ như họ được kêu gọi đến để phục vụ. Về phương diện này, các chính trị gia Kitô hữu cần phải liên lỉ dựa vào những nguyên tắc được khai triển trong các giai đoạn lịch sử thành giáo thuyết xã hội của Giáo Hội. Như chúng ta biết, những nguyên tắc này không tạo nên một ‘ý hệ’, lại càng không phải là một ‘dự án chính trị’; trái lại, chúng còn hiến cho chúng ta một phương thức để hiểu được con người và xã hội theo ý nghĩa của lề luật luân lý phổ quát sẵn có nơi tâm can của mọi người, một lề luật được sáng tỏ bởi mạc khải của Phúc Âm (x Thông Điệp Sollicitudo Rei Socialis, 41). Hỡi anh chị em đang tham gia sinh hoạt chính trị thân mến, anh chị em phải là những nhà thực hành thông thạo và hiệu nghiệm các nguyên tắc này” (đoạn 4.2).

“Không thể chối cãi được rằng, việc áp dụng các nguyên tắc ấy vào những tính cách phức tạp của sinh hoạt chính trị thường không thể tránh được tình trạng phải đụng đầu với những trường hợp, những vấn nạn và những hoàn cảnh có thể gây ra những phán đoán cụ thể khác nhau một cách hợp tình hợp lý. Thế nhưng, đồng thời cũng không thể biện minh cho chủ trương thực tiễn, một chủ trương, cho dù có liên quan đến các giá trị chính yếu và nền tảng nơi sinh hoạt xã hội đi chăng nữa, sẽ làm cho lãnh vực chính trị bị hạ giá xuống tầm mức chỉ cân bằng về lợi lộc mà thôi, hay, tệ hơn nữa, xuống tầm mức mị dân hay đa số thắng thiểu số. Nếu việc lập luật không thể và không được ngang hàng với lề luật luân lý thì nó cũng không thể chạy ‘ngược chiều’ với lề luật luân lý” (đoạn 4.3).

 

“Tất cả những điều này càng đặc biệt quan trọng hơn nữa trong một hiện trạng thay đổi sâu xa đang cho thấy xuất hiện một chiều kích mới nơi chính trị. Việc suy bại của các ý hệ vẫn đang sánh vai đồng hành với cuộc khủng hoảng nơi những mối liên minh về đảng phái, một cuộc khủng hoảng, ngược lại, đã khiến cho vấn đề đại diện chính trị cũng như vai trò của các cơ cấu tổ chức được hiểu theo một cách khác. Cần phải tái nhận thức ý nghĩa đích thực của việc tham gia, cũng như cần phải bao gồm những người công dân hơn nữa trong việc tìm kiếm những cách thức thích thuận để có thể tiến đến một mức độ đạt được công ích một cách thỏa đáng hơn bao giờ hết” (đoạn 5.1).

 

“Anh chị em thân mến, vào khởi điểm của một tân thế kỷ và tân thiên niên này, những ai đảm nhiệm về đời sống xã hội đang phải đối diện với nhiều ràng buộc quan thiết. Chính vì lý do đó, trong mối liên hệ với Cuộc Đại Hỷ Kỷ Niệm này, Tôi muốn, như anh chị em biết, cống hiến cho anh chị em sự hỗ trợ của một vị quan thầy đặc biệt, đó là Thánh Tôma Mô (Thomas More) tử đạo” (đoạn 6.1).

 

“Đời sống của Thánh Tôma Mô thực sự là một mẫu gương cho tất cả những ai được kêu gọi phục vụ nhân loại cùng xã hội trong lãnh vực dân sự và chính trị... Là một nhân viên chính quyền, Ngài luôn luôn đặt mình vào việc phục vụ con người, nhất là thành phần yếu kém và nghèo nàn... Nhất là Ngài không bao giờ hòa hoãn lương tâm của mình, cho dù có phải hy sinh đến cùng chăng nữa, để không gạt bỏ đi tiếng nói của nó. Anh chị em hãy cầu khẩn với Ngài, theo gương của Ngài, bắt chước Ngài!...” (đoạn 6.2).

 

(L’Osservatore Romano ấn bản Anh ngữ, 8/11/2000, trang 1 và 2)